VÌ SAO GIÁN ĐỨC LẠI NGUY HIỂM?

Bạn đang ở đây

Gián Đức đã từng gây ra bệnh cho con người: gồm khuẩn salmonella, bệnh lỵ, viêm dạ dày ruột và bệnh thương hàn. Phân gián còn gây bệnh chàm bội nhiểm và hen suyễn. Nếu trong nhà có người bệnh hoặc trẻ em sẽ nguy hiểm gấp nhiều lần người bình thường. Khi bị lây nhiễm không phát hiện kịp thời, trẻ có thể dẫn đến tử vong.

Các loài côn trùng gây hại cho con người vẫn đang có mặt xung quanh cuộc sống của chúng ta. Và gián Đức là một ví dụ điển hình cho sự nguy hiểm mà chúng ta pải vô cùng cẩn trọng. Bạn có biết: Tại sao gián Đức lại nguy hiểm như vậy?

 

 

Xuất xứ của Gián Đức?

Gián Đức là một loài côn trùng thuộc họ gián Blattellidae, có xuất xứ từ Đức. Theo đường hàng không, gián Đức xâm nhập vào nước ta và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta.

Đặc điểm của gián Đức

Theo các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về gián và các loại côn trùng thì loài gián Đức này có chiều dài từ 1,3 cm đến 1,6 cm. Có trường hợp thực tế ghi lại, có những con gián Đức còn to và dài hơn thế. So với các loại gián thông thường thì gián Đức nhỏ hơn  nhưng lại có độ nguy hiểm cao hơn.

Gián Đức có màu nâu vàng nhạt, có loại mang đen hoặc lai chuyển giữa hai màu đó. Trên lưng c có hai sọc song song màu tối chạy dài xuyên suốt từ đầu đến chân cánh. Khác với cùng loài gián, gián Đức có cánh nhưng hoàn toàn không biết bay. Chúng ưa lạnh nên thường sống ở nơi có đông dân cư, nhất là các nơi có độ ẩm lớn.

Độ nguy hiểm của gián Đức

Gián Đức sợ ánh sáng và chúng di chuyển rất nhanh nhẹn, khó có thể đập trúng khi phát hiện ra chúng. Điều đáng lo ngại nhất đó là sự sinh nở nhanh chóng mặt của gián Đức. Chu kỳ một lần  sinh nở của gián là 3 tháng, thời gian trứng 4 ngày sau đó thành sâu non và lột xác 7 lần. Con đực sống được 60 ngày, con cái sống được 65 ngày. Điều kiện trong phòng, gián Đức một năm sinh 2 - 3 lứa, một túi trứng có 18 - 50 trứng, mỗi con cái đẻ được 4 - 5 túi trứng. Đặc biệt, khi đang mang trứng nếu con cái gặp nguy hiểm chúng sẽ lòi bọc trứng ra ngoài mà bọc trứng ấy vẫn có thể nở ra bình thường.

Chúng sống ở những nơi có độ ẩm từ gia đình tới các nhà hàng, khách sạn, trường học; từ kẽ tường, nhà vệ sinh, tủ đựng bát đĩa đồ ăn đến các thiết bị phát thanh truyền hình, dụng cụ điện. Chúng còn chui lủi ở các khu vực ô nhiễm như cống rãnh thoát nước, chuồng gia súc… Khi chúng đi tìm thức ăn, vô tình sẽ mang theo những mầm bệnh từ nơi chúng cư náu đến cho con người.

Gián Đức đã từng gây ra bệnh cho con người: gồm khuẩn salmonella, bệnh lỵ, viêm dạ dày ruột và bệnh thương hàn. Phân gián còn gây bệnh chàm bội nhiểm và hen suyễn. Nếu trong nhà có người bệnh hoặc trẻ em sẽ nguy hiểm gấp nhiều lần người bình thường. Khi bị lây nhiễm không phát hiện kịp thời, trẻ có thể dẫn đến tử vong.

 

Vì gián Đức rất nguy hiểm nên chúng ta phải có biện pháp phòng trừ bằng cách giữ cho nhà cửa luôn khô ráo, sạch sẽ. Thường xuyên khơi thông cống rãnh và kiểm tra các nơi ít tiếp xúc nhưng có nguy cơ cao cho côn trùng ẩn náu. Ngoài ra, nên phun thuốc phòng trừ gián Đức thường xuyên theo quý để có cuộc sống an toàn nhất.

 

_______

Diệt mối Quốc Phong

Chuyên gia diệt mối và các côn trùng gây hại

Hotline: 01667 038 888

 

Website: http://www.dietmoiquocphong.vn/

 

Tin khác